Bình Liêu là một huyện vùng núi phía đông bắc của tỉnh Quảng Ninh. Phía bắc giáp với Trung Quốc, Phía tây giáp với huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn). Phía đông giáp huyện Hải Hà, Phía nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà.

Cách Hà Nội 260 km (4 giờ xe chạy), cách Hải phòng, Sân bay Cát Bi hơn 150 km (2h30 phút xe), cách Thành phố Hạ Long 100km (2 giờ xe chạy), Sân bay Vân Đồn 72km (1h30 phút).

 

Mặc dù là một huyện của tỉnh Quảng Ninh tuy nhiên do là một huyện miền núi nên khí hậu của Bình Liêu sẽ có khá nhiều sự khác biệt so với nền khí hậu chung trên toàn tỉnh. Mùa hè, thời tiết khá mát mẻ nên Bình Liêu đôi khi còn được ví von như một Sapa thu nhỏ của Quảng Ninh, mùa đông nhiệt độ đôi khi xuống khá thấp, không kém gì các vùng vốn nổi tiếng về lạnh như Mẫu Sơn hay Sapa

  • Nếu thích khám phá thác nước, các bạn nên tới Bình Liêu vào khoảng mùa hè, thời tiết của mùa hè mới phù hợp để bơi lội hay nghịch nước.
  • Vào khoảng đầu năm (thường sau Tết) là mùa của các lễ hội vùng cao, Bình Liêu cũng vậy.
  • Cuối tháng 3 là mùa hoa trẩu, bạn nào thích chụp ảnh hoa hoét thì hợp lý.
  • Tháng 10 là mùa lúa chín vùng núi phía Bắc, Bình Liêu cũng có một số điểm các bạn có thể đến ngắm lúa.
  • Tháng 11 là mùa hoa lau,  thường các bạn xem ảnh Bình Liêu sẽ thấy rất nhiều những bức ảnh chụp bông lau, đây cũng là thời điểm trời lạnh khô nên đi miền núi phía Bắc khá oke.
  • Tháng 12 thường có lễ hội hoa sở
  • Vào mùa đông (thường sẽ phải trong khoảng tháng 12 dương lịch đến Tết Âm), nếu nhiệt độ năm nào xuống rất thấp thì có thể Bình Liêu sẽ có băng tuyết. Cái này các bạn cần theo dõi dự báo thời tiết thôi.
  • Các địa điểm du lịch đẹp ở Bình Liêu

    Các thác nước đẹp

     Thác Khe Vằn

                                        Thác Khe Vằn (Ảnh – Hải Hững Hờ)

Thác Khe Vằn bắt nguồn từ dãy núi Khe Vằn – Thông Châu với độ cao hơn 1000m so với mực nước biển. Thác nước có 3 tầng nước chảy với độ cao khoảng 100 mét, đổ xuống trắng xóa giữa cỏ cây chen đá. Thác nước kỳ vỹ với dòng thác chảy, các tảng đá lớn nằm phủ phục, hai bên thác là vách đá phủ rêu. Vào mùa mưa, các dòng thác tung bọt trắng tạo thành các hồ nước nhỏ trong vắt dưới chân thác. Thác Khe Vằn với rừng phòng hộ nguyên sơ, thảm thực vật phong phú là điểm tham quan thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên rừng, suối trong mát, tạo cảm giác thư thái cho mỗi du khách được tắm mình với dòng suối thiên nhiên và không khí trong lành.

            Thác Khe Tiền

                                                    Thác Khe Tiền (Ảnh – laimythanh)

Thác Khe Tiền gồm một quần thể thác với hệ thống thác Khe Tiền 1,2,3. Thác được hình thành từ các mạch nước dưới chân núi, tạo thành các dòng nước nhỏ đổ thành thác nước. Thác Khe Tiền nằm giữa khu rừng nguyên sinh thuộc thôn Khe Tiền (bắt nguồn từ hệ thống núi Quảng Nam Châu cao trên 1500m so với mực nước biển). Thác có độ cao 749m so với mực nước biển, độ ẩm không khí cao, quanh năm thác nước nằm trong sương mù dày đặc. Thác nước còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, thi vị.

Quần thể thác Khe Tiền mang vẻ đẹp với các hình thù khác nhau. Thác 1,2 là dòng thác nhỏ tuôn chảy xối tạo thành hồ nước lớn, thác 3 tỏa ra nhiều dòng thác chảy. Dân gian truyền rằng tại thác Khe Tiền có viên đá 7 màu. Vì vậy, khi đặt chân đến thác mọi người đều cố tìm được đá bảy màu.

          Thác Sông Moóc

                                  Thác Sông Moóc (Ảnh – FB Bình Liêu yêu dấu)

Thác Sông Moóc là dòng thác nhỏ, một tầng thác cao 10m đổ xuống tạo thành thác nước. Dưới chân thác là hệ thống bãi đá kỳ vĩ với các tảng đá to, nằm phủ phục tạo nên không gian rộng lớn. Diện tích bãi đá hơn 4000m2.

   

      Mốc biên giới

        Mốc 1305

         Sống lưng khung long cũng chỉ là con đường dẫn ra mốc 1305 (Ảnh – AnhNQ_Damy)

Sống lưng Khủng Long là cụm từ để chỉ sống núi đường lên mốc 1305, để đến được mốc này các bạn cần vượt qua sống núi này (nếu thời tiết thuận lợi, thời gian sẽ mất khoảng 2h). Đây cũng là đoạn đẹp nhất của con đường lên mốc này, tuy nhiên do đường đi lại khá nguy hiểm và vất vả nên nếu không đủ sức khỏe ra tới mốc, các bạn có thể dừng tại đây để chụp ảnh.

Cột mốc 1305 nằm trên đường tuần tra biên giới Bình Liêu. Cột mốc 1305 là một trong hai mốc giới nằm ở vị trí cao nhất trên thực địa Quảng Ninh, cũng là nơi không dễ để có thể chạm tay vào. Từ ngã rẽ mốc 61 và 68 ở bản Chuồng, rẽ phải về hướng mốc 68 rồi chạy dọc theo đường về Hoành Mô khoảng 5-6km gặp ụ đất bên phải và vạch chỉ hướng lên mốc 1305. Đi vượt qua sống lưng khủng long khoảng 2h bạn sẽ đến được mốc.

        Mốc 1300

    Các đỉnh núi ở Bình Liêu

       Núi Cao Ly

                   

 

         Núi Kéo Lạn

                                  Bãi đá trên núi Kéo Lạn (Ảnh – La Lành)

Núi Kéo Lạn nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, thuộc địa phận thôn Phật Chỉ, xã Đồng Văn – nơi nổi tiếng có nhiều điểm du lịch đẹp. Để lên được núi Kéo Lạn, từ thị trấn Bình Liêu, du khách di chuyển lên hướng chợ Đồng Văn lên cung đường 1327, đến khu bảo tồn dược liệu rẽ phải đi xe máy khoảng hơn 1km rồi gửi xe nhà dân. Từ nhà dân lên núi mất khoảng 30 đến 40 phút đi bộ men theo con đường mòn nhỏ dẫn vào rừng. Dọc đường đi, du khách sẽ được ngắm nhìn những bông hoa sim tím đang khoe sắc, đi bộ dưới tán thông và tận hưởng không khí trong lành của miền sơn cước. Đi hết cánh rừng thông, mở ra một không gian rộng lớn với những vạt hoa mua trải dài, xen vào đó là những phiến đá to không theo một hình khối nào.

       Một số địa điểm ruộng bậc thang

               Bình Liêu mùa lúa chín cũng đẹp không kém các vùng khác (Ảnh – jin.lmt)

Mỗi độ tháng 10 về, cảnh sắc Bình Liêu lại trở nên thơ mộng hơn cùng mùi thơm ngọt ngào của hương lúa, hương rừng là màu vàng trên những cánh ruộng bậc thang êm đềm. Gợi ý một số địa điểm tham quan Bình Liêu trong mùa lúa chín:

  • Các bản Khe O, Cao Thắng, Ngàn Pạt (xã Lục Hồn), địa điểm này nằm ở sườn tây núi Cao Xiêm, cách Quốc lộ 18C khoảng trên 3km.
  • Bản Sông Moóc và Khe Tiền (xã Đồng Văn), địa điểm này nằm ở sườn nam của dãy núi Phiêng Chè, cách trung tâm xã Đồng Văn khoảng trên 3km.
  • Bản Ngàn Cậm, Cao Sơn, xã Hoành Mô (đường off road lên Ngàn Cận ngay gần suối con rắn).
  • Xã Húc Động – Khu vực đường đi thác Khe Vằn.

   Chợ phiên Bình Liêu

Món ăn ngon của Bình Liêu

Gà đen Bình Liêu

Gà đen Bình Liêu có nguồn gốc từ giống gà của người H’mông. Loại gà này được gọi phổ biến nhất là gà Mông đen hoặc các tên khác như: gà Mèo, gà Mông, gà xương đen, còn ở Bình Liêu thì chủ yếu gọi là gà đen. Gà đen có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon như: gà luộc, gà hấp, gà kho, nhưng ngon nhất phải kể đến món gà nướng mật ong rừng.

 

Cá suối Bình Liêu

              

      Bánh ngải

          

 

Bánh ngải cứu là món bánh truyền thống của dân tộc Tày ở Bình Liêu. Trước đây khi đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn thì bánh ngải thường chỉ được dùng trong các lễ hội mừng cơm mới, ngày tảo mộ, ngày lễ Tết hay những ngày lễ quan trọng của dân tộc Tày. Ngày nay, khi đời sống của các dân tộc ở vùng cao được nâng lên thì người Tày lại dùng bánh ngải như một món thực phẩm hàng ngày, vừa để làm thương phẩm lại vừa làm bánh ăn trong những ngày nông nhàn.

          Mật ong Bình Liêu

                                               Mật ong Bình Liêu (Ảnh – Nông Bình)

Ngày nay do sự khai thác vô tội vạ của con người, nên tìm mua mật ong rừng cũng rất hiếm. Để lấy được một đến hai lít mật ong rừng không phải chuyện dễ, những người chuyên đi lấy mật ong phải vào rừng sâu, vất vả tìm kiếm. Cho nên, nếu muốn mua mật ong rừng, chúng ta phải vào những phiên chợ vùng cao mới có.

Mật ong Bình Liêu được khai thác theo hai hình thức:

  • Khai thác trong rừng
  • Khai thác từ các tổ ong nuôi trên thôn, khe, bản rừng núi bao quanh
         Miến dong Bình Liêu

           

Trước đây, miến dong được bà con sản xuất theo phương pháp thủ công và chỉ phục vụ cho bữa ăn gia đình, ít được đem bán. Hiện nay, nghề sản xuất miến dong ở Bình Liêu rất phát triển, vùng nguyên liệu miến được mở rộng, bà con đưa máy móc, công nghệ vào sản xuất, chế biến kết hợp với phương pháp làm miến thủ công truyền thống khiến cho sản lượng miến dong tăng lên, và miến dong Bình Liêu đã được khẳng định trên thị trường là sản phẩm có chất lượng.

 

Danh sách các xe đi Bình Liêu dưới đây được cập nhật đầy đủ và liên tục, giúp bạn chọn lựa được phương tiện di chuyển phù hợp nhất khi du lịch Bình Liêu

A. Các xe ô tô khách đón trả Bình Liêu - Quảng Ninh

lịch chạy xe bến xe Bình liêu

Hiện nay để đến với huyện Bình Liêu quý khách có thể đón các chuyến xe khách xuất trả bến hàng ngày tại bến xe khách Bình liêu (Khu Bình Công 2, thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu)

Hàng ngày có các chuyến xe từ 4 giờ 30 phút đến 15 giờ 30 phút (cứ cách 1 giờ lại có 1 chuyến xe xuất bến) tuy nhiên tùy vào lượng khách các xe có thể di chuyển muộn hay sớm, do đó quý khách lên tham khảo và liên lạc trước với lái xe để có hành trình phù hợp.

Nếu quý khách xuất phát từ Hà nội

Có thể tham khảo xe khách 34 chỗ xuất phát từ bến xe Gia Lâm và các cung giờ 7 giờ 15 phút ( 11 giờ 11 phút) hàng ngày

ĐT : 0916286106 giá vé xe : 150.000 đ/người

 

Nếu quý khách xuất phát từ Thái Bình

có chuyến xe từ Đông Hưng chuyến 11 giờ 20 xe 34 chỗ ĐT : 0912028042 giá vé 120.000 đ

Tại Móng Cái, Bãi Cháy hạ long, uông bí đều có các tuyến xe đến Bình liêu trong ngày.

Từ Hải phòng đi Bình liêu các bạn có thể đặt xe tại đây

Đi lại ở Bình Liêu, Thuê xe máy ở Bình Liêu

Chinh phục và khám phá Bình Liêu không có gì tuyệt vời hơn là đi bằng xe máy. Nếu bạn muốn mang theo xe máy của mình để sử dụng bạn có thể gửi kèm xe máy theo ô tô, còn nếu bạn muốn một chuyến đi đơn giản gọn nhẹ thì có thể lựa chọn phương án lên đến nơi và thuê xe máy để khám phá miền biên ải.

  1. Thuê xe máy A Píu: 0163 8989666 (Các loại xe wase, sirius, bạn nên gọi trước để chuẩn bị xe, giá thuê 200K/ngày)
  2. Thuê xe máy Anh Chung  0966 545 166 / 0888 745 166, ngoài ra A Chung còn bán những đặc sản Bình Liêu đảm bảo giá hợp lý ( Miến dong, gà bản, ngan đen ..) cả kiêm dẫn đường nếu bạn cần nhé.